Hướng dẫn cách hạch toán vốn góp kinh doanh vào cơ sở KD đồng kiểm soát (Phần 1)

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Giá trị của phần vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sẽ được tính bằng giá trị của vật tư, hàng hoá đã được các bên liên doanh thống nhất. Và phần giá trị này sẽ được hạch toán trong chi phí SXKD của DN như sau:

 9. Kế toán chuyển nhượng vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:

9.1. Đối với doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, căn cứ vào giá trị hợp lý của tài sản nhận về do bên nhận chuyển nhượng thanh toán, ghi:

Nợ các 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213,. . .
Có 635 - Chi phí tài chính
Có 222 - Vốn góp liên doanh
Có 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

9.2. Trường hợp bên Việt Nam được Nhà nước giao đất để tham gia liên doanh, khi chuyển nhượng góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát cho bên nước ngoài và trả lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước, ghi:

Nợ 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Có 222 - Vốn góp liên doanh.

Nếu bên đối tác thanh toán cho bên Việt Nam một khoản tiền như là một khoản đền bù cho việc chuyển nhượng (Trong trường hợp này cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chuyển sang thuê đất), ghi:

Nợ các 111, 112,. . .
Có 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

9.3. Đối với doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn góp, nếu đang là đối tác tham giá góp vốn liên doanh thì sau khi tăng thêm quyền sở hữu vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải tổng hợp số vốn đã góp và căn cứ vào tỷ lệ quyền biểu quyết để xác định khoản đầu tư vào cơ sở này là khoản đầu tư vào công ty con hay khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi:

Nợ 221 - Đầu tư vào công ty con
Nợ 223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Có các 111, 112 (Số tiền thanh toán cho bên góp vốn liên doanh trước đó để có quyền sở hữu vốn góp)
Có 222 - Vốn góp liên doanh.

9.4. Đối với doanh nghiệp nhận chuyển nhượng, nếu mới tham gia vào liên doanh để trở thành bên góp vốn liên doanh thì ghi nhận khoản vốn góp liên doanh trên cơ sở giá gốc, ghi:

Nợ 222 - Vốn góp liên doanh
Có các 111, 112 (Số tiền đã thanh toán để có quyền đồng kiểm soát)
Có các liên quan khác.

9.5. Trường hợp bên Việt Nam chuyển nhượng phần vốn góp cho bên nước ngoài trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và trả lại quyền sử dụng đất và chuyển sang hình thức thuê đất. Cơ sở sinh doanh đồng kiểm soát phải ghi giảm quyền sử dụng đất và ghi giảm nguồn vốn kinh doanh tương ứng với quyền sử dụng đất. Việc giữ nguyên hgoặc ghi tăng vốn phụ thuộc vào việc đầu tư tiếp theo của chủ sở hữu. Tiền thuê đất do cơ sở này thanh toán không tính vào vốn chủ sở hữu mà hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo các kỳ tương ứng.

10. Khi bên góp vốn liên doanh góp bổ sung vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng tài sản thì hạch toán tương tự như khi góp vốn lần đầu nêu trên.

11. Kế toán nghiệp vụ giao dịch giữa bên góp vốn liên doanh và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:

11.1. Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:

- Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, khi xuất kho thành phẩm, hàng hóa để bán, ghi:

Nợ 632 - Giá vốn hàng bán
Có 155 - Thành phẩm; hoặc
Có 156 - Hàng hoá.

Đồng thời căn cứ vào giá thực tế bán sản phẩm, hàng hoá để phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:

Nợ các 111, 112, 131,. . . (Tổng giá thanh toán của thành phẩm, hàng hoá bán cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) Có 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Thuế GTGT).

- Trường hợp bán TSCĐ cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi giảm TSCĐ khi nhượng bán, ghi:

Nợ 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Nợ 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn TSCĐ)
Có các 211, 213 (Nguyên giá).

Đồng thời ghi nhận thu nhập khác do bán TSCĐ theo giá bán thực tế cho cơ sở kinh donh đồng kiểm soát:

Nợ các 111, 112, 131,. . .
Có 711 - Thu nhập khác
Có 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)

- Cuối kỳ, bên góp vốn liên doanh căn cứ vào các tài sản cố định, thành phẩm, hàng hoá đã bán cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có lãi nhưng trong kỳ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chưa bán tài sản cho bên thứ 3 độc lập, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện phần lãi do bán TSCĐ, thành phẩm, hàng hoá tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh:

+ Trường hợp bán thành phẩm, hàng hoá, ghi:

Nợ 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 3387 - Doanh thu chưa thực hiện.

+ Trường hợp bán TSCĐ, ghi:

Nợ 711 - Thu nhập khác
Có 3387 - Doanh thu chưa thực hiện.

- Trong kỳ kế toán sau, khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán thành phẩm, hàng hoá cho bên thứ ba độc lập bên tham gia góp vốn liên doanh ghi:

Nợ 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Đối với TSCĐ, định kỳ, bên tham gia góp vốn liên doanh kết chuyển dần phần lãi hoãn lại tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh vào thu nhập khác căn cứ và thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng, ghi:

Nợ 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có 711 - Thu nhập khác.

- Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán tài sản mua từ bên góp vốn liên doanh cho bên thứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh ghi:

Nợ 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có 711 - Thu nhập khác.

11.2. Trường hợp bên góp vốn liên doanh mua tài sản của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:

Khi mua tài sản từ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, căn cứ hoá đơn chứng từ liên quan kế toán ghi nhận tài sản, hàng hoá mua về như mua của các nhà cung cấp khác.

Hãy đến với chúng tôi, mọi ý kiến về kế toán, luật kế toán, các loại thuế, pháp luật về thuế sẽ được giải đáp. Các dịch vụ kiểm toán - kế toán của IAC Hà Nội bao gồm:

+ Tư vấn pháp luật về kế toán, pháp luật thuế cho doanh nghiệp

+ Tư vấn hồ sơ, thủ tục về kế toán, thuế

+ Thực hiện dịch vụ kế toán thường xuyên

+ Hoàn thiện số sách chứng từ, lập báo cáo tài chính, xây dựng bảng cân đối thuế

+ Xây dựng cơ cấu chi phí giá thành hợp lý

+ Xây dựng quỹ lương, các khoản trích theo lương
Tags:


Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn